Là bệnh mạn tính mà trong đó chức năng hệ TM chi dưới suy giảm: các van tĩnh mạch ở chân suy, viêm, giảm hoặc không còn khả năng đẩy máu về tim. Từ đó gây ra tình trạng ứ trệ, dẫn đến các triệu chứng: đau chân, nặng chân, sưng chân ở người bệnh.
Tất cả mọi người đều có nguy cơ STM, tuy nhiên, ở nhóm đối tượng nữ giới tỷ lệ mắc lớn hơn nhiều so với nam giới.Suy tĩnh mạch cũng thường gặp nhiều ở người lớn tuổi
NHƯNG có xu hướng trẻ hóa trong những năm gần đây. Bên cạnh đó nhóm nghề nghiệp “đứng lâu ngồi nhiều” như giáo viên, nhân viên bán hàng, nhhân viên y tế,.. Cũng là nhóm đối tượng thường thấy của bệnh STM.
Nguyên nhân STM chính là do thói quen “đứng lâu. Ngồi nhiều” hằng ngày của người bệnh. Việc chân chịu một áp lực liên tục trong thời gian dài làm các van tĩnh mạch suy yếu, từ đó dẫn đến các tĩnh trạng ứ trệ tuần hoàn, biểu hiện ra ngoài bằng các triệu chứng đau chân, sưng chân, nặng chân,…
Bao gồm triệu chứng cơ năng và thực thể: Cơ năng1: nặng chân, tê chân, đau chân tăng nặng về chiều tối + chuột rút về đêm.
Thực thể:
+ TM dãn: Mao mạch (tím), Mạng (xanh), TM hiển).
+ Phù.
+ Loét
Cơ năng2:
Đau dọc theo cẳng chân
Sưng chân
Tê bì/ Nóng rát dọc theo cẳng chân
Chuột rút về đêm
Đây là tình trạng STM ở cấp độ C0s, lúc này chỉ xuất hiện các triệu chứng cơ năng như đau chân, nặng chân, tê chân hay chuột rút hoặc có thể là STM sâu.
Bị đau chân, nặng chân, sưng chân có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh, tuy nhiên nếu các triệu chứng trên tăng nặng về cuối ngày, giảm vào sáng sớm hay khi gác chân lên cao thì rất nhiều khả năng bạn đang bị STM mạn tính.
Nổi các đường mạch máu, gân xanh bắp chân có thể là biểu hiện/triệu chứng của nhiều bệnh lý, tuy nhiên thường gặp hơn cả là STM mạn tính. Nếu bạn có kèm thêm các triệu chứng: đau chân, nặng chân, sưng chân về chiều tối thì bạn đang mắc STM mạn tính.
1. BV Tại TPHCM: BV ĐH Y Dược, BV Nhân Dân 115, BV Chợ rẫy,…
2. BV Tại HN: Viện Tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tim Hà Nội, Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E,.. 3. Các tỉnh: nếu sắp xếp được thời gian bạn nên đến các BV đa khoa cấp tỉnh. Tuy nhiên, nếu không sắp xếp được thời gian, bạn có thể đến các BV tuyến quận/ huyện trở lên để đảm bảo trang thiết bị giúp chẩn đoán STM chính xác hơn nhé. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể đến các Nhà thuốc để được các Dược sĩ tư vấn thêm nhé.
Tuỳ vào mỗi BV mà cơ cấu tổ chức hành chính các chuyên khoa sẽ khác nhau. Tuy nhiên thông thường để khám và chẩn đoán STM mạn tính BN thường được khám tại các chuyên khoa mạch máu
Hiện nay mỗi cấp độ suy tĩnh mạch sẽ có hướng dẫn điều trị khác nhau, tuy nhiên, khuyến cáo điều trị chung cho TẤT CẢ CẤP ĐỘ STM hiện nay là kết hợp:
Thuốc trợ tĩnh mạch + Vớ/tất y khoa + Thay đổi lối sống
Để điều trị STM, hiện nay thuốc trợ tĩnh mạch được sử dụng. Với tác dụng hỗ trợ hồi phục các van tĩnh mạch bị viêm, suy cũng như hỗ trợ tuần hoàn máu về tim tốt hơn giúp giảm ứ trệ, sưng, phù, đau chân nặng chân về gần như bằng 0.
STM thai kỳ là tình trạng khá phổ biến ở PNMT. Tình trạng này nguyên nhân chủ yếu do trong thai kỳ, chính khối lượng thau nhi tăng thêm đã tạo 1 áp lực lên chân ngừoi mẹ. Bên cạnh đó là quan niệm/ thói quen ngồi nhiều dưỡng thai đã góp phần làm suy yếu các tĩnh mạch.
Phụ nữ mang thai là đối tượng nhạy cảm trong điều trị không chỉ STM mà còn rất nhiều bệnh lý khác. Mọi điều trị điều phải tư vấn cùng BS Sản khoa.
Chích xơ là một phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch nông bằng cách tiêm thuốc gây xơ vào tĩnh mạch để gây ra phản ứng viêm tĩnh mạch do hóa chất, kết hợp với việc ép đè để các thành tĩnh mạch dính vào nhau. Khi đó tĩnh mạch sẽ không còn máu và được loại bỏ. Chích xơ là thủ thuật đã được kiểm chứng và áp dụng trên thế giới từ nhiều năm gần đây. Tuy nhiên chỉ kho có chỉ định BS mới được áp dụng biện pháp này.
Hệ tĩnh mạch chân được chia làm : tĩnh mạch nông, sâu, và TM xiên. TM nông (10% lượng máu) nằm phía ngoài khối cơ, sát da. Tĩnh mạch sâu(90% lượng máu) bình thường nằm trong cơ không nhìn thấy được bằng mắt thường có tác dụng đưa máu trở về tim. TM xiên nối 2 loại TM. Cả 3 loại đều có thể bị suy. Trong đó, STM nông thường biểu hiện trực tiếp ra bên ngoài nên BN có thể dễ dàng nhận thấy(các mao mạch nổi đỏ, mạng mạch xanh thành búi ngoằn ngoèo). STM phần lớn ảnh hưởng đến lưu thông tuần hoàn, gây ứ trệ tuần hoàn, sưng, phù nề.
Biến chứng STM thường ít xảy ra khi BN phát hiện sớm ở các cấp độ đầu và tuân thủ điều trị. Tuy nhiên, biến chứng của STM thường khá nghiêm trọng. Ở các BN cấp độ nặng (C6s) việc loét, nhiễm trùng là điều rất hay xảy ra. Việc này có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nặng, hoại tử chi. Kết qủa là buộc phải cắt cụt chi để đảm bảo an toàn cho BN. Bên cạnh đó 1 biến chứng nguy hiểm khác chính là huyết khối tĩnh mạch sâu. Chính việc các TM bị giảm lưu thông, tắc, ứ trệ dòng máu dễ hình thành các huyết khối( cục máu đông). Các cục máu đông này rấtb nguy hiểm nếu di chuyển theo dòng máu về tim, phổi rất dễ gây thuyên tắc phổi, điều này có thể gây tổn thương các cơ quan: tim, thận, não và nghiêm trọng nhất là tử vong!
Thuốc bôi STM hiện được sử dụng cho một số trường hợp cụ thể nhằm tác dụng chính là giảm các triệu chứng nhất thời. Tuy nhiên hiện nay, các thuốc trợ tĩnh mạch đường uống vẫn đang được khuyến cáo là lựa chọn số 1 khi kết hợp cùng vớ y khoa và thay đổi lối sống.